NGŨ CỐC LÀ GÌ? CÔNG DỤNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGŨ CỐC

NGŨ CỐC LÀ GÌ? CÔNG DỤNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGŨ CỐC

Ngũ cốc là gì?

Ngũ cốc là tên gọi chung của thực phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau, thông dụng là: mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu. Ngũ cốc được dân gian, y học hiện đại nghiên cứu, khẳng định mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Ngũ cốc gồm những loại nào?

Mè (vừng) chứa nhiều dưỡng chất như đạm, chất béo, chất bột đường, calo nhiệt lượng, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin B1, B2, niacin… Bên cạnh đó nó còn chứa folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt là hàm lượng vitamin E cực kỳ cao rất tốt cho sức khỏe và làn da của con người.

Gạo nếp

Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng vitamin E đáng kể cùng chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa.

Gạo nếp thường được dùng để nấu cháo dành cho người ốm với chức năng phục hồi sức khỏe, tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh… Tuy nhiên, nó có thể gây chứng khó tiêu cho trẻ nhỏ vì chứa nhiều amilopectin – chất tạo độ dẻo của gạo, vì vậy mà bạn cần hạn chế dùng gạo nếp cho các bé nhé!

Gạo tẻ

Gạo tẻ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào chứa nhiều protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E), chất sắt, kẽm và các chất khoáng như magie, phốt pho, kali, canxi.

Nên cho trẻ nhỏ ăn gạo tẻ vì chất sắt trong gạo rất có lợi cho hồng cầu và enzym, kẽm chống oxy hóa trong máu và hỗ trợ tăng trưởng, phát triển tế bào, phốt pho và canxi giúp xương, răng phát triển, kali tổng hợp protein và hỗ trợ hoạt động enzyme, muối giữ cân bằng chất lỏng cơ thể và hoạt động bình thường của hệ thần kinh cùng bắp thịt.

Lúa mì

Lúa mì có thành phần chính là carbonhydrate, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể gây tăng nồng độ đường trong máu.

Lúa mì chứa nhiều chất xơ không hòa tan và ít chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, nó còn có 1 lượng protein vừa phải và các vitamin, khoáng chất như selen, mangan, đồng, phốt pho, folate.

Loại thực phẩm này được xem như nguồn cung cấp carbonhydrate và vitamin dồi dào, đáng tin cậy cho trẻ nhỏ. Với lượng chất xơ dồi dào, lúa mì trở thành “thuốc nhuận tràng tự nhiên” cho các bé tránh được tình trạng đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng đến tinh thần và vận động.

Các loại đậu

Các loại đậu như: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan,… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế mà thực phẩm chế biến từ các loại đậu rất được nhiều người ăn chay trường ưa chuộng dùng để bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong đậu chứa hàm lượng đạm dồi dào, rất ít chất béo, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ cùng các vitamin như A, B, C… và khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm… rất có lợi cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ thường xuyên ăn các loại đậu hay ngũ cốc khác sẽ giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt, giảm tình trạng béo phì nhưng lại tăng cân tốt, ngăn ngừa nhiều bệnh tật như ung thư, tiểu đường, tim mạch…

Bắp (ngô)

Bắp (ngô) là loại ngũ cốc nguyên hạt mà ai cũng biết. Trong hạt bắp chứa nhiều dưỡng chất như magiê, phốt pho, kẽm, đồng, chất chống oxy hóa và vitamin B, có nhiều chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin giúp tăng hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.

Gạo lứt

Gạo lứt được nhiều người biết đến và ưu tiên sử dụng bởi nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như magiê, sắt, canxi, vitamin B và phốt pho. Đặc biệt, trong gạo lứt có chất lignan giúp chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… một cách hiệu quả.

Yến mạch

Ban đầu, người Việt Nam rất ít sử dụng loại ngũ cốc này. Tuy nhiên, càng về sau lại càng được tin dùng bởi những giá trị sức khỏe mà nó mang lại cho người tiểu đường. Với hàm lượng chất xơ cao, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa avenanthramide, yến mạch có tác dụng rất hiệu quả trong việc bảo vệ tim khỏi các bệnh khác nhau, giảm nguy cơ ung thư ruột kết và huyết áp thấp.

Ngoài ra ngũ cốc còn có: lúa mạch đen nguyên hạt, gạo hoang dã, hạt kê…

Hãy đưa ra ý kiến của bạn về bài viết